Liên hệ quảng cáo

Nghề bảo vệ có thực sự an nhàn

Nhiều người ngoài nhìn vào tưởng nhân viên dịch vụ bảo vệ oai lắm, đồng phục trang nghiêm, trang bị công cụ hỗ trợ đầy đủ,… nhìn như những nhân viên an ninh thực thụ, và công việc thì nhàn hạ, chỉ đứng ngồi một chỗ không phải làm gì. Tuy nhiên, nghề bảo vệ có thực sự an nhàn mấy ai hiểu hết được sự khó nhọc và mối nguy hiểm trong công việc mà họ phải đối mặt.

Những năm gần đây, các công ty dịch vụ bảo vệ xuất hiện ngày càng nhiều, mặc dù nghề bảo vệ chỉ là nhành nghề lao động phổ thông nhưng ở bất cứ đâu, ở bất cứ nơi nào cũng có mặt của lực lượng bảo vệ. Bảo vệ mục tiêu cố định lẫn di động, con người hay tài sản, an ninh hay trật tự, kiêm luôn cả phòng chống cháy nổ bão lụt và đôi khi là hoạt động phong trào thì lực lượng bảo vệ càng chuyên nghiệp càng tốt.

Mỗi ngành nghề đều có những khó khăn riêng, chẳng nghề nào giống nghề nào. Với nghề bảo vệ, là một nghề có đặc thù công việc thường xuyên phải đối mặt với hiểm nguy, thường xuyên phải làm việc trong những môi trường khắc nghiệt.

Nhiều chuyện buồn vui với nghề bảo vệ

Những nhân viên bảo vệ  thực thi nhiệm vụ luôn phải đương đầu với rất nhiều nỗi khó khăn và những mối đe dọa lớn về sự an toàn tính mạng. Đặc biệt là các đối tượng bảo vệ thực thi nhiệm vụ tại các điểm nhạt cảm như: Các đơn vị đổi sống trúng, nhân hàng, tiệm vàng và các cửa hàng buôn bán đồ đạc quý giá như điện thoại, laptop, thiết bị công nghệ,…hay các tụ điểm đông đúc phức tạp: nhà hàng, bar, các trung tâm vui chơi giải trí,… Thông thường, những mục tiêu bảo vệ nói trên luôn là nơi mà đối tượng phạm tội nhắm đến để thực hiện các hành vi trộm cắp, cướp bóc, gây rối và ẩu đã,…

Tuy nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui từ nghề bảo vệ

Tuy nhiên, công việc vất vả, nguy hiểm là thế nhưng đổi lại niềm vui của họ đó chính là bản thân mình đã đóng góp một phần không nhỏ để bảo vệ an toàn về tài sản và tính mạng cho thân chủ nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Hạnh phúc của nhân viên bảo vệ  chính là cái bắt tay chân thành, nụ cười rạng rỡ, câu cảm ơn thật lòng của khách hàng đã được họ giúp đỡ, bảo vệ.

Nhân viên bảo vệ là vậy, khi đã chọn nghề này mọi người rất yêu nghề và chấp nhận mọi rủi ro có thể đem lại cho họ nhưng họ cũng sẽ nhận được niềm hạnh phúc đong đầy khi hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao.

Gắn bó với nghề bảo vệ hơn hai mươi năm, ông A. kể rằng cty ông có hơn ba nghìn lao động, chủ yếu là nữ. Cứ mỗi ngày làm việc, ông phải “ngắm” hơn ba nghìn bộ ngực lúc công nhân vào, rồi “ngắm” hơn ba nghìn eo lưng, cặp đùi chị em lúc tan ca. Và ban đêm người ta đi ngủ thì ông lại cùng đồng đội “lang thang”…

Giải nghĩa cho điều trên, ông A. – bảo vệ một công ty giày cười nói: “Mỗi khi vào ca, 3.000 công nhân họ chỉ vào khoảng 30 phút, nghĩa là mỗi phút bọn mình phải nhìn vào 100 ngực để kiểm tra thẻ. Còn tan ca chỉ mất 15 phút, lại phải nhìn vào 200 chị em mỗi phút xem có biểu hiện giấu cái gì trong người không…”.

Khái niệm chung về công ty bảo vệ doanh nghiệp, ông A. “gói” lại là như vậy. Ông A cho biết, làm ở ngành giày da chị em cũng hay tắt mắt mà “tinh vi” lắm, chỉ có điều toàn những thứ lặt vặt, từ cuộn chỉ hay băng dính bỏ lõi nhét vào trong bụng, miếng da quấn vào eo lưng hay đùi, keo chết rót vào lọ thuốc đau mắt, đến đôi giày cho vào cốp xe, cái gì lấy được là lấy. Khổ thế, đấy hình như cũng là “thói quen”, ở nhà cái gì cũng thiếu, đến nhà máy nhìn tài sản ngồn ngộn ra đấy mà ngợp.

“Ngỡ rằng làm nghề này là “mạt” lắm rồi, chỉ những ai kém học kém hành mới chịu, nhưng va vào mới nghiệm ra rằng, nghề nào cũng cần phải giỏi cả”, ông A. ngậm ngùi. Rồi ông nói thêm: “Doanh nghiệp như một xã hội thu nhỏ, phần lớn công nhân chỉ trạc tuổi con mình, nhưng nhiều lúc mình ứng xử không khéo, các cháu nó chửi vuốt mặt không kịp cũng phải cố nhịn”. Lý do bị “chửi’ thì nhiều lắm, chị em đi làm muộn vào cổng không được: chửi!, đi vệ sinh tranh thủ tụ tập “buôn dưa lê” bị nhắc nhở: chửi!, táy máy “nhặt” đồ của công ty bị phát hiện cũng… chửi.

Mà cái nghề này, việc gì cũng đến tay, ngoài nghiệp vụ an ninh trật tự, ngộ nhỡ có chị em công nhân ốm ngất… đã có bảo vệ “khiêng” đi cấp cứu. Hàng xuất nhập kho lúc cao điểm, thiếu người bốc vác… đã có bảo vệ. Thậm chí vợ con giám đốc thèm ăn đột xuất… gọi bảo vệ. Nếu chẳng may những lúc ấy xảy ra cháy nổ, trộm cắp hay ẩu đả trong nhà máy thì việc quy trách nhiệm đầu tiên… chính là bảo vệ.

Nghề bảo vệ: Ổn định nhưng vất vả, khó khăn

Những năm gần đây, các công ty dịch vụ bảo vệ ngày càng xuất hiện nhiều, vì nghề này tuy gọi là phổ thông nhưng ở đâu cũng cần, nhất là các doanh nghiệp lớn. Bảo vệ mục tiêu cố định lẫn di động, con người hay tài sản, an ninh hay trật tự, kiêm luôn cả phòng chống cháy nổ bão lụt và đôi khi là hoạt động phong trào thì lực lượng bảo vệ càng chuyên nghiệp càng tốt.

Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp lại thích sử dụng lực lượng bảo vệ tại chỗ vì không phụ thuộc nhiều vào hợp đồng mà lại có thể sử dụng lực lượng này vào nhiều việc khác. Hơn nữa nếu được chỉ huy tập trung, huấn luyện bài bản thì hiệu quả sử dụng rất cao, vì lực lượng bảo vệ được coi là “tai mắt”. Nếu lãnh đạo “nắm” được bảo vệ, thì việc kiểm soát nhân sự trong doanh nghiệp sẽ khách quan hơn, vì thông thường khi nhiều cán bộ cấp dưới “khéo” quá khiến giám đốc cũng bị “nhiễu”.

Về lý thuyết, các đơn vị bảo vệ dù là dịch vụ hay tại chỗ có quy mô lớn đều phải được đào tạo nghiệp vụ cơ bản như võ thuật, PCCC, an ninh trật tự… Nhưng sự dễ dãi trong công tác quản lý hiện nay cũng bộc lộ nhiều bất cập.

Với mong muốn bảo vệ an toàn cho quý khách, chúng tôi rất mong nhận được sự tin tưởng sử dụng dịch vụ bảo vệ của quý khách. Được bảo vệ an toàn cho bạn là niềm vui, là trách nhiệm của công ty bảo vệ chúng tôi

Mọi chi tiết xin liên hệ: Zinghomnay.com

Mới hơn Cũ hơn